Uống Thuốc Ngủ Quá Liều: Triệu Chứng, Hậu Quả, Cách Sơ Cứu

Thuốc ngủ được sử dụng khá phổ biến với những người đang phải đấu tranh với chứng mất ngủ, khó ngủ. Tuy nhiên việc uống thuốc ngủ quá liều sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe và cả tính mạng. Vậy biểu hiện nào cho thấy bạn bị quá liều thuốc ngủ và cách sơ cứu ra sao trong tình huống này?

Nhận biết những triệu chứng khi uống thuốc ngủ quá liều

Thuốc ngủ ngày nay là cách trị mất ngủ được sử dụng ngày càng phổ biến, do số lượng người gặp phải vấn đề về giấc ngủ tăng cao. Sau khi uống thuốc ngủ, tác dụng của thuốc tới hệ thần kinh trung ương rất nhanh. Chỉ sau 15 phút đến 1 giờ đồng hồ bạn đã có thể đi vào giấc ngủ cho dù trước đó không hề buồn ngủ. Chính vì thế với những người đang vật lộn khổ sở với chứng mất ngủ thì loại thuốc này thực sự thần kỳ.

Triệu chứng uống thuốc ngủ quá liều dễ nhận biết
Triệu chứng uống thuốc ngủ quá liều dễ nhận biết

Thế nhưng đừng để tác dụng nhanh chóng của chúng mê hoặc, bởi tác dụng phụ của chúng cũng vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt nếu bạn không may uống thuốc ngủ quá liều thì nguy cơ ngộ độc dẫn tới đe dọa tính mạng có thể xảy ra. Nếu có những biểu hiện dưới đây nghĩa là bạn đang uống thuốc ngủ quá liều.

Mức độ nhẹ

Nếu uống thuốc ngủ quá liều ở mức độ nhẹ, bạn sẽ rơi vào trạng thái ngủ rất say. Hơi thở của bạn vẫn như người bình thường, có mạch đập rõ ràng và đều đặn. Khi bị tác động vật lý vào cơ thể bạn vẫn có cảm giác và phản xạ của đồng tử ổn định. Tuy nhiên sau khi thức giấc bạn sẽ gặp tình trạng chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, mơ màng không tỉnh táo, thậm chí có thể thấy áo giác.

Mức độ nặng

Nếu uống thuốc ngủ quá liều ở mức nặng thì dấu hiệu nhận biết rõ ràng hơn rất nhiều. Bạn sẽ rơi vào tình trạng hôn mê sâu, mạch đập nhanh hơn, nhịp độ hơi thở chậm, khò khè. Nhịp tim không ổn định lúc nhanh, lúc chậm, bị ngắt quãng. Đồng tử có dấu hiệu co lại, đo huyết áp thấy giảm hoặc không thể đo được huyết áp. Nhiều trường hợp mất phản xạ khi có lực tác động vào cơ thể.

Bên cạnh đó, một số người có thể bị co giật hoặc rơi vào trạng thái hôn mê sâu, các vùng da trên cơ thể chuyển màu xanh xám. Một số trường hợp khác có biểu hiện ngộ độc như tiêu chảy hoặc nôn ra máu, nước tiểu chuyển màu.

Xem thêm

Quá liều thuốc ngủ mức độ nghiêm trọng có thể tử vong
Quá liều thuốc ngủ mức độ nghiêm trọng có thể tử vong

Uống thuốc ngủ quá liều nguy hiểm không?

Uống thuốc ngủ quá liều thì bị làm sao có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người. Nghiên cứu cho thấy rằng việc lạm dụng và sử dụng thuốc ngủ quá liều rất nguy hiểm. Nó không chỉ gây ra các tác dụng phụ tức thời mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và cả tính mạng.

Mất kiểm soát hành vi

Chúng ta biết rằng thuốc ngủ tạo tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương để kích thích cơ thể rơi vào trạng thái ngủ. Mặc dù cơ chế này đem lại tác dụng nhanh chóng, nhưng nó cũng ảnh hưởng lâu dài đến hệ thần kinh. Khi sử dụng thuốc thường xuyên, người bệnh dễ bị mất tỉnh táo, trí nhớ giảm sút, mệt mỏi kéo dài, hoang tưởng, ảo giác, lâu dần có thể mắc bệnh tâm thần.

Uống thuốc ngủ quá liều có thể nguy hại tính mạng

Điều tệ hại nhất có thể xảy ra khi sử dụng thuốc ngủ với liều lượng quá cao đó là bạn có thể tử vong. Thực tế đã có nhiều trường hợp mất mạng khi sử dụng thuốc ngủ. Đó là lý do loại thuốc này được ví như “con dao hai lưỡi”.

Thực tế thuốc ngủ không có tác dụng điều trị khỏi chứng mất ngủ, chúng chỉ mang đến tác dụng tạm thời trong thời gian ngắn, giúp cưỡng ép giấc ngủ. Điều này hoàn toàn không giống với việc bạn đến với giấc ngủ sinh lý thông thường, khi cơ thể được nghỉ ngơi toàn diện một cách tự nhiên. Việc lạm dụng thuốc ngủ thường gây nghiện, dễ gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Thuốc ngủ được ví như con dao hai lưỡi với bệnh nhân
Thuốc ngủ được ví như con dao hai lưỡi với bệnh nhân

Hướng dẫn và lưu ý cách sơ cứu khi uống thuốc ngủ quá liều

Trong trường hợp thấy người khác có những dấu hiệu nghi ngờ uống thuốc ngủ quá liều, hãy thực hiện sơ cứu càng sớm càng tốt để bảo vệ tính mạng của họ:

  • Bước 1: Nhanh chóng kiểm tra mức độ ý thức của người bệnh. Đặt người bệnh ở tư thế nghiêng đầu nhằm tránh nguy cơ sặc vào đường thở. Lập tức gọi điện cho các cơ sở y tế để cấp cứu sớm.
  • Bước 2: Kiểm tra người bệnh còn dấu hiệu sinh tồn hay không, bao gồm hơi thở và mạch đập. Nếu trường hợp dấu hiệu sinh tồn yếu cần cấp cứu nhanh chóng bằng CPR (kỹ thuật hồi sức tim phổi). Nếu người bệnh vẫn có dấu hiệu sinh tồn ổn định cần đưa ngay tới nơi thoáng khí và an toàn.
  • Bước 3: Theo dõi chặt chẽ người bệnh trong khi đợi nhân viên y tế tới hỗ trợ.

Xử lý khi uống thuốc ngủ quá liều cần lưu ý:

  • Trong trường hợp người bệnh vẫn có ý thức và nói được hãy cố gắng thu thập thông tin xem họ đã uống thuốc gì, liệu lượng bao nhiêu và thời gian uống khi nào. Trường hợp họ không nói được, hãy cố gắng tìm xung quanh phần vỏ thuốc và đưa lại cho nhân viên y tế.
  • Tuyệt đối không cố gắng giúp người bệnh nôn ra trừ khi bạn được hướng dẫn bởi nhân viên y tế cho chuyên môn. Nếu được hướng dẫn gây nôn hãy giữ lại chất nôn của người bệnh để có thể tiến hành các xét nghiệm, chẩn đoán cần thiết.

Nhìn chung mất ngủ không thể chữa khỏi bằng thuốc ngủ. Vì thế không nên phụ thuộc và lạm dụng để tránh uống thuốc ngủ quá liều gây hệ lụy khôn lường. Hãy ưu tiên những biện pháp tự nhiên, lành tính và cố gắng thay đổi thói quen sinh hoạt để tìm lại giấc ngủ một cách an toàn.

4.8/5 - (5 votes)

ĐỪNG BỎ LỠ:

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua