Mất Ngủ Ở Người Già: Chẩn Đoán Và Các Cách Khắc Phục

Mất ngủ là triệu chứng phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở người cao tuổi. Tình trạng mất ngủ ở người già xuất phát từ nhiều nguyên nhân và thường không dễ để điều trị. Cùng MHRC tìm hiểu thêm về cách chẩn đoán và điều trị chứng mất ngủ cho người cao tuổi trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Những nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ ở người già

Nhìn chung, thời lượng ngủ trong ngày của mỗi người có xu hướng giảm dần theo độ tuổi, từ thời thơ ấu đến tuổi trung niên và tuổi già. Một em bé sơ sinh sẽ cần đến 20 giờ mỗi ngày để ngủ và giảm dần khi lớn lên. Đến khi trẻ 6 tuổi, thời gian này chỉ còn 10 – 12 giờ mỗi ngày. Trong khi đó, thanh thiếu niên cần ngủ 8 – 10 giờ và người trưởng thành sẽ cần ngủ 7 – 9 giờ mỗi ngày. 

Đối với người già, giấc ngủ trung bình là từ 7 – 8 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, ở nhiều người lớn tuổi, thời gian của giấc ngủ này có thể ngắn hơn so với tiêu chuẩn này hoặc chất lượng giấc ngủ kém đi. Các biểu hiện của tình trạng mất ngủ ở người già bao gồm ngủ không sâu, khó vào giấc, thức giấc giữa đêm, khó chịu sau khi thức dậy,… 

Mất ngủ ở người già là tình trạng rất phổ biến hiện nay
Mất ngủ ở người già là tình trạng rất phổ biến hiện nay

Nguyên nhân của tình trạng này thường là do hạn chế vận động, thay đổi nhịp sinh học, cơ thể suy giảm khả năng tiết các hormone cần thiết cũng như ảnh hưởng của các căn bệnh mãn tính bệnh tiểu đường, tim mạch,… Theo các bác sĩ, bệnh mất ngủ ở người già có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và được chia thành 4 nhóm nguyên nhân chính bao gồm: 

1. Rối loạn giấc ngủ tiên phát

Rối loạn mất ngủ tiên phát ở người cao tuổi thường không có nguyên nhân rõ ràng. Tình trạng này cũng phổ biến đối với những bệnh nhân thừa cân, béo phì. 

Mất ngủ tiên phát được xác định khi người bệnh gặp phải tình trạng mất ngủ kéo dài trên một tháng mà không kèm theo các triệu chứng khác. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không sử dụng chất kích thích hoặc gặp phải bất kỳ bệnh lý nào về thể chất, tinh thần trực tiếp gây ra mất ngủ.

2. Rối loạn giấc ngủ thứ phát

Mất ngủ thứ phát thường do các tình trạng bệnh lý gây ra. Trong đó, các bệnh lý về thể chất như viêm khớp, loãng xương,… là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi. Tình trạng viêm khớp ở người già thường trở nên tồi tệ, gây đau đớn vào giữa đêm và sáng. Bệnh nhân lúc này có thể bị thức giấc, khó chịu, rất khó để ngủ trở lại.

Ngoài ra, một số bệnh lý khác như tiểu đêm, tiểu đường, khó thở, hen suyễn hay viêm đường hô hấp cũng là nguyên nhân khiến người cao tuổi mất ngủ thường xuyên.

3. Ảnh hưởng từ việc sử dụng một số loại thuốc

Người cao tuổi thường mắc phải những căn bệnh mãn tính và bắt buộc phải sử dụng các loại thuốc để điều trị. Trong đó, một số loại thuốc như Corticosteroid, thuốc ức chế beta trong điều trị bệnh khớp, thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị tuyến giáp, thuốc an thần kinh hay thuốc điều trị trầm cảm,… đều có tác dụng phụ là có thể gây mất ngủ. 

Việc sử dụng thuốc có thể gây mất ngủ ở người già
Việc sử dụng thuốc có thể gây mất ngủ ở người già

Ngoài ra, một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn giấc ngủ như Benzodiazepines cũng có thể khiến người cao tuổi cảm thấy gật gà, buồn ngủ vào ban ngày nhưng lại khó ngủ vào ban đêm. 

4. Mất ngủ ở người già do bệnh tâm thần kinh

Trầm cảm và lo âu quá mức cũng là những vấn đề gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi. Theo các số liệu thống kê, có khoảng 30% người cao tuổi gặp phải những triệu chứng trầm cảm nhẹ, tỷ lệ này còn cao hơn ở những người già trong trong viện dưỡng lão.

Những bệnh nhân này thường cảm thấy khó khăn để đi vào giấc ngủ buổi tối hoặc thức dậy vào lúc sáng sớm nhưng lại ngủ ban ngày. Hoạt động quá nhiều vào ban ngày cũng có thể khiến họ khó ngủ. 

Chẩn đoán tình trạng mất ngủ ở người già như thế nào?

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi thường xuất hiện dưới 2 dạng:  Dạng mất ngủ và dạng bị đảo lộn giấc ngủ. Dưới đây là cách chẩn đoán và nhận biết triệu chứng mất ngủ ở người cao tuổi:

Mất ngủ thường xuyên, kinh niên ở người già

Mất ngủ là tình trạng người cao tuổi chỉ ngủ được dưới 4 tiếng mỗi đêm đi kèm các triệu chứng như: Khó đi vào giấc ngủ, dễ tỉnh giấc, trằn trọc suốt đêm, sáng sớm thức dậy mệt mỏi, ban ngày uể oải mệt mỏi, lười biếng, không muốn làm gì,… Mất ngủ thường xuất hiện khi trong một số trường hợp ở người trung niên và cao tuổi như:

  • Môi trường ngủ không được yên tĩnh, sạch sẽ.
  • Sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ như trà, cà phê, cola hoặc các loại thuốc khác.
  • Một số người uống rượu trước khi ngủ hoặc dùng chất kích thích trong thời gian dài và dừng đột ngột cũng có thể bị mất ngủ.
  • Những người có thời gian rảnh rỗi, những người làm việc trí óc lười biếng cũng gặp phải vấn đề lớn là mất ngủ. 
  • Ngoài ra, đau mãn tính ở cơ, xương, khớp, dị ứng ban đêm, khó thở, ngưng thở khi ngủ, chuột rút ở chân khi ngủ, bệnh đường tiết niệu như: Tiểu đêm thường xuyên, loạn nhịp tim, trầm cảm, rối loạn đường tiêu hóa như trào ngược thực quản hoặc các vấn đề phổ biến ở người cao tuổi và làm việc đi ngủ khó khăn hơn. 
  • Việc sử dụng một số loại thuốc cũng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây khó ngủ.
  • Trầm cảm hoặc căng thẳng mãn tính ở người cao tuổi cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ và ác mộng khi ngủ.
Tình trạng mất ngủ kinh niên ở người già xảy ra thường xuyên
Tình trạng mất ngủ kinh niên ở người già xảy ra thường xuyên

Đảo lộn giấc ngủ ở tuổi già

Đây là hiện tượng người bệnh không ngủ được vào ban đêm mà thay vào đó là ngủ vào ban ngày. Vào ban đêm, tinh thần của người bệnh rất tỉnh táo, cơ thể có thể làm việc bình thường. Đảo lộn giấc ngủ thường gặp ở người cao tuổi do rối loạn chức năng não khi về già hoặc xảy ra sau tai biến mạch máu não, khi mắc bệnh hiểm nghèo,…

Điều trị mất ngủ ở người già ra sao hiệu quả, an toàn?

Đối với việc điều trị mất ngủ, hiện nay việc sử dụng thuốc không được khuyến khích nhiều do các nguy cơ gây ra cho người cao tuổi cùng nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bệnh nhân cao tuổi chỉ sử dụng thuốc trong thời gian ngắn và khi được bác sĩ chỉ định. Thay vào đó, các biện pháp điều chỉnh môi trường và thói quen sinh hoạt được cho là mang lại hiệu quả tốt cho giấc ngủ và sức khỏe chung của người bệnh.

Tập thể dục nâng cao chất lượng giấc ngủ

Bắt đầu tập thể dục thường xuyên như đi bộ, Yoga hoặc bơi lội có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn, ngủ ngon hơn và ít thức giấc hơn vào ban đêm. Tập thể dục ngoài trời vào buổi sáng là cách bổ sung vitamin D cho cơ thể hiệu quả, điều này sẽ giúp bạn ngủ sâu và ngon hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tránh tập thể dục trong vài giờ trước khi đi ngủ. 

Tập thể dục là một trong những cách giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người cao tuổi
Tập thể dục là một trong những cách giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người cao tuổi

Tránh chất kích thích

Muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ, hạn chế tình trạng mất ngủ ở độ tuổi trung niên trở về sau, bệnh nhân cần:

  • Tránh thức uống có chứa cafein: Cà phê, nhiều loại trà, sô cô la và một số nước ngọt có chứa Cafein chỉ nên sử dụng vào buổi sáng hoặc loại bỏ hoàn toàn nếu bạn nhạy cảm với cafein. 
  • Tránh uống rượu: Rượu sẽ ngăn cản bệnh nhân có được một giấc ngủ sâu và gây ra nguy cơ ngừng thở trong khi ngủ. 
  • Bỏ hút thuốc lá và tránh những nơi có khói thuốc: Chất Nicotine trong thuốc lá cũng có thể khiến bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc. 

Thiết lập thời gian ngủ nghỉ khoa học

Thói quen đi ngủ đều đặn giúp đồng bộ hóa chu kỳ ngủ/thức cho cơ thể. Bệnh nhân cần tìm hiểu xem nên ngủ bao lâu thì tốt, cố gắng đi ngủ và thức dậy vào buổi sáng vào cùng một thời điểm hàng ngày. Nếu cảm thấy khó tỉnh táo vào ban ngày, người cao tuổi có thể ngủ trưa ngắn từ 15 – 20 phút để tăng cường sự tỉnh táo nhưng không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối. 

Ăn uống lành mạnh

Mất ngủ nên ăn gì, kiêng gì? Nên kết thúc bữa tối trước khi đi ngủ vài giờ. Nếu cảm thấy đói vào buổi tối, bạn có thể ăn những thức ăn dễ tiêu hóa như 1 ít trái cây, sữa chua, ngũ cốc, sữa hoặc 1 lát bánh mì nướng. Ngoài ra, hãy tham khảo những loại thực phẩm nên ăn cần kiêng nếu muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Người cao tuổi nên có chế độ dinh dưỡng khoa học, tốt cho giấc ngủ
Người cao tuổi nên có chế độ dinh dưỡng khoa học, tốt cho giấc ngủ

Một chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất không chủ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe mà còn giúp bạn sở hữu giấc ngủ ngon, sâu hơn.

Thiết lập không gian và thói quen trước khi ngủ

Hãy biến phòng ngủ thành một không gian kín đáo, riêng tư và thoải mái nhất cho người bệnh. Trước khi ngủ, người cao tuổi có thể ngồi thiền và đọc sách, nghe nhạc thư giãn để cơ thể thoải mái hơn. Bệnh nhân cần tránh thảo luận về công việc hay các chủ đề nóng trước khi đi ngủ. 

Hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ cũng có thể giảm tình trạng đi tiểu đêm phổ biến ở người già bởi đây là một nguyên nhân phổ biến gây gián đoạn giấc ngủ. Tốt nhất, bạn không nên uống nước trong 2 hoặc 3 giờ trước khi đi ngủ. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các loại thuốc trị mất ngủ cho người già như: Eszopiclone, Now Melatonin 3mg,…Lưu ý: sử dụng thuốc cần được sự chỉ dẫn của bác sĩ tránh việc tự ý mua thuốc gây nên hậu quả không đáng có.

Tránh căng thẳng vào buổi tối giúp dễ ngủ hơn
Tránh căng thẳng vào buổi tối giúp dễ ngủ hơn

Trên đây là những thông tin cần quan tâm về tình trạng mất ngủ ở người già. Nhìn chung, khi gặp phải tình trạng mất ngủ, người cao tuổi nên tham khảo ý kiến ​​của người có chuyên môn để được tư vấn, chẩn đoán và được các bác sĩ đề xuất cách hành động tốt nhất để cải thiện tình trạng càng sớm càng tốt.

Xem thêm:

5/5 - (3 votes)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua