Gợi Ý 3 Mẹo Chữa Đau Đầu Bằng Lá Đinh Lăng Hiệu Quả
Chữa đau đầu bằng lá đinh lăng được dân gian lưu truyền sử dụng từ lâu, cho hiệu quả tốt và an toàn đối với sức khỏe. Đinh lăng cũng là dược liệu dễ trồng, dễ kiếm và thường thấy trong các thang thuốc của Đông y. Nếu bạn đang có sẵn nguồn nguyên liệu này, hãy tận dụng theo những hướng dẫn cụ thể trong bài viết dưới đây.
Đinh lăng chữa chứng đau đầu thế nào?
Đinh lăng là một loại thảo dược được trồng khá nhiều ở Việt Nam, có thể trồng ở nền đất vườn hoặc trong chậu đều sẽ sinh trưởng tốt. Cây cũng không yêu cầu phải chăm bón quá kỹ lưỡng, chỉ sau khoảng 1,5 năm sẽ có thể thu hoạch sử dụng. Nếu muốn đạt được khả năng trị bệnh tốt nhất, nên trồng đinh lăng và thu hái sau 3 năm.
Các bộ phận của cây đều được tận dụng làm thuốc, tuy nhiên phần lá vẫn dùng phổ biến hơn cả. Qua nhiều nghiên cứu tìm hiểu, đinh lăng được các nhà khoa học tìm thấy có rất nhiều thành phần dược chất có lợi trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Cụ thể gồm:
- Alcaloid: Có công dụng gây tê, giảm các cơn đau toàn thân nhanh chóng.
- Saponin Triterpen: Hỗ trợ cho hoạt động truyền dẫn các tín hiệu ở hệ thần kinh, hạ cholesterol xấu, tăng cường lọc sạch mạch máu.
- Tanin: Các chuyên gia cho biết, đây là hoạt chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa ở tế bào hệ thống thần kinh.
- Glycosid: Tăng cường lưu thông máu lên não, hỗ trợ tim co bóp tốt hơn và còn giảm thiếu tốt tình trạng não thiếu máu.
- Các vitamin nhóm B: Hỗ trợ hoạt động cho hệ thống tim mạch, thần kinh trung ương và tăng cường thị lực.
Với những thành phần nổi bật trên, đinh lăng sẽ rất tốt cho những người thường bị đau đầu, căng thẳng, kinh lạc bị tắc. Uống lá đinh lăng thường xuyên sẽ cải thiện tốt các cơn đau đầu, mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Trạng thái tinh thần lạc quan, thoải mái hơn, tăng cường khả năng tập trung trong công việc và học tập.
Hơn nữa, sử dụng lá đinh lăng cũng không gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vì vậy, ngày càng có nhiều người lựa chọn sử dụng biện pháp chữa đau đầu bằng lá đinh lăng, nhưng cần phải dùng như thế nào cho đúng? Mời bạn tiếp tục theo dõi cụ thể các cách tận dụng dược liệu này dưới đây.
Dược liệu không thể sử dụng với những ai?
Tuy đinh lăng là dược liệu có nhiều công dụng tuyệt vời nhưng vẫn có một số đối tượng không thể sử dụng.
- Những người đang mang thai: Phụ nữ khi có thai được khuyến cáo không sử dụng lá đinh lăng. Nguyên do là bởi trong dược liệu này có thành phần tanin sẽ khiến cơ thể bị hoa mắt, chóng mặt, có cảm giác buồn nôn, càng làm cơ thể người mẹ mệt mỏi uể oải hơn. Nhưng sau khi sinh con, phụ nữ hoàn toàn có thể dùng lá đinh lăng để làm lợi sữa.
- Người bị dị ứng với đinh lăng: Mặc dù không phổ biến nhưng vẫn có một số người bị dị ứng bởi các thành phần trong lá đinh lăng. Do vậy bạn nên lựa chọn phương pháp trị đau đầu khác phù hợp hơn.
3 cách chữa đau đầu bằng lá đinh lăng hiệu quả tại nhà
Lá đinh lăng được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày, bởi đây cũng là một loại thực phẩm, rau ăn kèm quen thuộc trong các món gỏi, kho, canh,… giúp bữa cơm của gia đình hấp dẫn và bổ dưỡng hơn.
Khi sử dụng đinh lăng để trị đau đầu, bệnh nhân có thể dùng cả phương pháp sắc thuốc uống và kết hợp trong các món ăn.
Chế biến trong các món ăn
Đinh lăng được dùng trong nhiều món ăn khác nhau, từ món chính cho tới các món phụ ăn kèm. Tùy thuộc vào sở thích của từng người, chúng ta sẽ có một số thực đơn gồm:
- Cá kho đinh lăng.
- Nem ăn kèm đinh lăng.
- Cá hấp đinh lăng và gừng.
- Canh sườn hầm đinh lăng, canh tôm.
- Gỏi cá, gỏi gân bò.
- Cháo đinh lăng, trứng rán đinh lăng.
Bài thuốc chữa đau đầu bằng lá đinh lăng sắc thuốc
Cả dân gian và y học cổ truyền đều tận dụng đinh lăng để sắc thuốc uống trị bệnh đau đầu cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác. Khi này, đinh lăng thường sẽ được bổ sung thêm một hoặc nhiều dược liệu khác để nâng cao hiệu quả. Một số bài thuốc gồm:
- Đau đầu mất ngủ mãn tính: Bệnh nhân chuẩn bị 20g lá đinh lăng khô, 15g lá vông, 15g tam điệp, 10g tâm sen, 10g liên nhục. Cho tất cả các vị thuốc đã rửa sạch vào ấm sắc cùng 1 lít nước. Phần thuốc khi cạn ½ sẽ chắt ra để uống hết trong ngày. Mỗi đợt uống trong 10 ngày, nghỉ 3 ngày và lại tiếp tục.
- Đau đầu mất ngủ nhẹ: 20g đinh lăng, 15g rau má, 15g tam điệp, 5g hoàng bá, 5g hoàng liên, 10g trinh nữ. Thuốc cũng sắc với 1 lít nước và uống đều đặn ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Đắp và làm gối
Đây cũng là cách chữa đau đầu bằng lá đinh lăng được nhiều người sử dụng hiện nay, cho tác dụng rõ rệt và giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu nhanh chóng. Đinh lăng khi đắp trực tiếp có thể thực hiện theo 2 cách:
- Đắp cùng muối: Đinh lăng tươi đem rửa sạch, để cho ráo nước và sao vàng cùng với muối biển. Sau đó đổ hỗn hợp vào khăn sạch, bọc kín và chườm lên đầu. Đắp lá cho tới khi nguội hoàn toàn, mỗi ngày áp dụng 1 lần sẽ thấy cơn đau đầu giảm đi rõ rệt.
- Đinh lăng nhét gối: Lá đinh lăng sau khi phơi khô dưới nắng có thể cho vào gối kê đầu để tác động từ từ tới hệ thần kinh. Bạn trộn đều đinh lăng với bông gối và sử dụng như một chiếc gối ngủ bình thường.
Các lưu ý quan trọng khi chữa đau đầu bằng lá đinh lăng
Sử dụng đinh lăng có cho hiệu quả tốt như mong đợi hay không sẽ còn phụ thuộc khá nhiều vào cách bạn sử dụng. Theo đó, đinh lăng nếu dùng quá liều sẽ dễ gây ra tình trạng đau đầu nặng hơn, bệnh nhân bị buồn nôn, chóng mặt hoặc nặng nhất là ngất xỉu. Các bác sĩ cho biết, khi dùng dược liệu cần chú ý tới những điều dưới đây:
- Nếu bạn mua đinh lăng ở ngoài về sử dụng, cần chú ý chọn mua nguồn dược liệu đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh dùng đinh lăng bị tẩm các chất bảo quản, nhiễm thuốc trừ sâu sẽ rất có hại cho cơ thể. Nên tìm mua ở những cơ sở uy tín, nổi tiếng, được nhiều người dùng đánh giá cao.
- Luôn dùng đinh lăng đúng liều lượng, đúng cách. Tùy từng trường hợp bệnh lý, sức khỏe của mỗi người sẽ có các bài thuốc với định lượng khác nhau. Do vậy tốt nhất bạn nên tới các phòng khám Đông y để được kê đơn cụ thể.
- Ngoài ra, nếu đang dùng các loại thuốc Tây hay các bài thuốc Đông y để chữa đau đầu và muốn kết hợp thêm đinh lăng, bạn nên tham khảo trước ý kiến của các bác sĩ, thầy thuốc.
- Để đạt hiệu quả cao nhất, hãy ưu tiên dùng đinh lăng đã có 3 năm tuổi trở lên.
- Nếu dùng đinh lăng làm các món ăn, bệnh nhân không ăn quá 200g lá trong ngày.
- Đinh lăng chỉ dùng làm gối tối đa 6 tháng. Sau thời gian này cần phải thay gối mới.
- Nếu dùng dược liệu này đã được một thời gian nhưng không thấy có chuyển biến tích cực, bạn nên áp dụng cách điều trị khác. Vì điều này chứng tỏ đinh lăng không phù hợp với cơ địa.
Như vậy, chữa đau đầu bằng lá đinh lăng như thế nào cho hiệu quả tốt nhất đã được chúng tôi chia sẻ cụ thể ở trên. Bệnh nhân hãy tham khảo kỹ lưỡng để lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất. Cần lưu ý rằng, nếu bị đau đầu nặng, cơn đau thường xuyên tái phát, nên tới cơ sở y tế thăm khám cụ thể, tuân thủ đúng những chỉ dẫn điều trị của bác sĩ để bệnh thuyên giảm tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!