Bệnh Đau Đầu Vùng Chẩm: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa
Đau đầu vùng chẩm là các cơn đau xảy ra tại khu vực dây thần kinh chẩm, mức độ đau sẽ có sự chênh lệch giữa các bệnh nhân, cơ thể càng yếu càng đau nhiều hơn. Vậy cụ thể đây là bệnh lý thế nào, làm sao chữa trị hiệu quả nhất?
Đau đầu vùng chẩm là gì?
Đau đầu vùng chẩm là tình trạng đau nhức khi dây thần kinh chẩm bị tổn thương. Vị trí của dây thần kinh này sẽ chạy từ phần đốt sống cổ đến da đầu thông qua các cơ ở sau đầu và có tác động rất nhiều tới cảm giác của cơ thể chúng ta. Thông thương, người bệnh sẽ có các cơn đau giật khá mạnh, kèm theo cảm giác đau nhức ngứa ngáy khó chịu nhưng không thể cào gãi để giảm bứt rứt.
Biểu hiện của đau đầu dây thần kinh chẩm
Chứng đau đầu vùng chẩm hiện nay có rất nhiều người mắc phải nhưng vẫn nhầm lẫn sang các loại đau đầu khác. Theo đó, cần chú ý theo dõi các biểu hiện của cơ thể, sớm đi thăm khám để có cách chữa phù hợp thay vì tự phán đoán bệnh và mua thuốc về dùng tại nhà.
Các chuyên gia cho biết, đau đầu vùng chẩm thường sẽ có những dấu hiệu nhận biết gồm:
- Bệnh nhân bị đau đầu, đau theo kiểu giật nhói từ phần cổ kéo lên cả đầu, đau khá dữ dội và đôi lúc cảm giác giống như bị vật nhọn đâm vào đầu.
- Nhiều người bị đau cả phần sau hốc mắt, đau một bên hoặc thậm chí cả hai bên đầu.
- Mỗi khi cử động vùng cổ và đầu đều có cảm giác đau hơn.
- Khi bạn gội đầu, chải tóc hay có những tác động nhẹ tới da đầu đều bị đau rất khó chịu.
- Các cơn đau thần kinh chẩm diễn ra khá dai dẳng và cũng xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước.
Nguyên nhân nào gây đau ở vùng chẩm?
Đau đầu vùng chẩm sẽ xảy ra khi các dây thần kinh chẩm chịu sức ép lớp trong thời gian dài, xuất hiện các tổn thương do bên ngoài tác động hoặc do các bệnh lý nền gây ra. Theo đó, một số nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương tới thần kinh chẩm và hình thành đau đầu gồm:
- Bệnh nhân bị tổn thương va đập mạnh ở đầu dẫn tới chấn thương tại dây thần kinh chẩm.
- Mắc các bệnh nhiễm trùng, mạch máu bị viêm.
- Bị bệnh tiểu đường, gout, thoát vị đĩa đệm.
- Thoái hóa đốt sống cổ, người có khối u gây chèn ép lên rễ thần kinh tại đốt sống cổ C2 và C3.
Đau thần kinh chẩm có nguy hiểm gì không?
Tình trạng tổn thương, đau nhức ở dây thần kinh chẩm có gây hại gì cho cơ thể không là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo đó, bệnh nhân ngoài các cơn đau nhói buốt, bất ngờ sẽ còn có thể gặp phải một số ảnh hưởng tiêu cực như:
- Bị tăng huyết áp bất ngờ khi cơn đau dây thần kinh chẩm bộc phát.
- Người bệnh bị biến chứng đau nhức mắt, đau răng ngay cả khi không ăn uống.
- Đau dây thần kinh chẩm có khả năng kéo theo đau dây thần kinh sinh ba và làm bệnh ngày càng có diễn biến xấu.
Phương pháp chẩn đoán đau đầu vùng chẩm
Về cách chẩn đoán, bác sĩ sẽ trao đổi chi tiết với bệnh nhân về các tiền sử bệnh lý, các thông tin xoay quanh triệu chứng đau đầu vùng chẩm. Ngoài ra, sẽ cần thực hiện một số kiểm tra xét nghiệm, chụp chiếu để đánh giá có bệnh lý nào liên quan tới đau dây thần kinh chẩm hay không.
Một số kỹ thuật thăm khám được thực hiện:
- Chụp CT: Bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp CT cho cả đốt sống cổ và não bộ. Qua đó có thể tìm ra một số bệnh lý tại não và đốt sống.
- Chụp MRI: So với CT, MRI sẽ cho kết quả chi tiết hơn về các vị trí khó quan sát tại hộp sọ và cột sống.
- Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu chủ yếu ở bệnh nhân đau đầu vùng chẩm là làm sinh hóa máu, kiểm tra tốc độ lắng của máu và công thức máu.
- Phong bế thần kinh: Kỹ thuật này nhằm đánh giá bệnh nhân đang bị đau đầu type căng thẳng hay mắc đau dây thần kinh chẩm.
Cách chữa trị đau đầu vùng chẩm được áp dụng hiện nay
Chứng đau đầu vùng chẩm cần được chữa trị từ sớm để không gây hại cho sức khỏe tổng thể. Hiện nay, các biện pháp điều trị gồm có thuốc Tây y, Đông y và có thể dùng một số mẹo giảm đau tức thì theo kinh nghiệm dân gian.
Phương pháp điều trị đau đầu vùng chẩm từ Tây y
Tây y sẽ kết hợp một số loại thuốc giảm đau và chống viêm để phong tỏa các tín hiệu đau nhức truyền về não bộ cũng như cải thiện các tổn thương tại dây thần kinh chẩm. Những thuốc được dùng nhiều gồm có:
- Thuốc chống động kinh.
- Thuốc giãn cơ.
- Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không chứa Steroid.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể cần phải thực hiện phẫu thuật để điều trị triệt để các nguyên do gây ra đau thần kinh chẩm, cụ thể gồm có các kỹ thuật:
- Kích thích dây thần kinh chẩm: Dùng các điện cực đặt vào dưới da và tiến hành kích điện ở mức độ đáp ứng với cơ thể.
- Kích thích tủy sống: Thực hiện theo cơ chế tương tự tại vùng dây thần kinh chẩm. Điện cực sẽ được đặt ở vùng giữa các đốt sống, từ đó nhanh chóng cản trở quá trình truyền dẫn cảm giác đau tới não bộ.
- Kỹ thuật cắt bỏ hạch tủy sống: Hạch tủy sống cổ tại đốt C2 và C3 sẽ được cắt bỏ để loại bỏ các cơn đau một cách tốt nhất.
Thuốc Đông y chữa đau đầu thần kinh chẩm
Ưu điểm của thuốc Đông y chính là hiệu quả tốt và an toàn với cơ thể. Vì thuốc dùng các nguồn dược liệu tự nhiên, lành tính, không chỉ cho tác dụng giảm đau, sức khỏe tổng thể cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ cần đầu tư một chút thời gian để sắc thuốc uống hàng ngày.
Bệnh nhân bị đau đầu vùng chẩm có thể tham khảo bài thuốc sau:
Bài thuốc 1:
- Vị thuốc: Cát cánh, cam thảo, đào nhân, đương quy, xích thược, xuyên khung, ngưu tất, hồng hoa, chỉ xác, sài hồ, sinh địa, hồng hoa.
- Cách dùng: Thuốc sắc với 1 lít nước, đợi nước thuốc cạn còn ⅓ sẽ lấy ra chia thành 3 bữa uống sáng, trưa và tối.
Bài thuốc 2:
- Vị thuốc: Hồng hoa, đương quy, xuyên khung, cam thảo, sài hồ, chỉ xác, đào nhân, cát cánh, xích thược, ngưu tất, sinh địa.
- Cách dùng: Thuốc sắc với lượng nước khoảng 5 bát con, khi cạn còn 1 bát sẽ tắt bếp và lấy thuốc ra uống theo 2 bữa mỗi ngày.
Bài thuốc 3:
- Vị thuốc: Tế tân, phòng phong, cam thảo, thạch cao, hương phụ, xuyên khung, bạc hà, khương hoạt, kinh giới, cúc hoa, cát căn.
- Cách dùng: Bài thuốc sắc theo liều lượng 800ml nước cho mỗi thang, nước thuốc uống lúc còn ấm sẽ cho kết quả tốt nhất.
Ngoài dùng thuốc,bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị. Với các kỹ thuật này, cần đảm bảo thực hiện ở các trung tâm uy tín, có đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm.
Mẹo dân gian giảm đau tại chỗ
Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân có thể sử dụng một số biện pháp giảm đau ngay tại chỗ cho các cơn đau đầu vùng chẩm ở mức độ nhẹ. Nhìn chung, các cách này đều có hiệu quả, tuy nhiên mức độ đạt được sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và sẽ không thể thay thế hoàn toàn cho việc dùng thuốc. Bạn có thể tham khảo những mẹo giảm đau nhức sau:
- Uống trà gừng: Trong gừng có chứa nhiều hoạt chất và tinh dầu giúp giảm đau, kháng viêm, tạo sự thư giãn cho đầu óc và giảm cảm giác hoa mắt chóng mặt rất rõ rệt. Bệnh nhân hãy pha 1 tách trà gừng ấm để uống sẽ thấy cơn đau đầu chẩm dịu đi tương đối tốt.
- Massage đầu: Các thao các day ấn, massage cho vùng đầu sẽ giúp giảm áp lực ở da đầu cũng như đốt sống cổ. Bệnh nhân có thể thực hiện bất cứ lúc nào thấy cơn đau đầu xuất hiện.
- Uống trà hoa cúc: Hoa cúc nổi tiếng với Flavonoid apigenin, Quercetin cùng nhiều thành phần có khả năng giảm đau, chống viêm mạnh mẽ. Do vậy, trà hoa cúc thường được dùng để giảm đau đầu, hỗ trợ người dùng có giấc ngủ tốt hơn. Bạn hãy pha một tách trà hoa cúc và uống khi còn nóng để cơn đau dịu đi tốt nhất.
Một vài lời khuyên cho người bị đau đầu vùng chẩm
Đau đầu vùng chẩm là tình trạng đau nhức gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của bệnh nhân. Người bệnh nên áp dụng các biện pháp điều trị tích cực, kết hợp thêm các thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau:
- Nên đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ và đảm bảo bạn ngủ được 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt nên nghỉ trưa khoảng 30 phút sẽ giúp tinh thần thư thái, não bộ có thời gian phục hồi tốt hơn.
- Không nên dùng các thiết bị điện tử trước lúc đi ngủ ít nhất 1 giờ để hạn chế nguồn ánh sáng xanh cũng như sóng âm tới não bộ.
- Có chế độ ăn uống nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa, omega 3 để bồi bổ sức khỏe não bộ.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại cà phê, đồ uống có ga, có cồn.
- Nên tập thể dục đều đặn để duy trì hoạt động tuần hoàn khỏe mạnh, cải thiện sức khỏe xương khớp.
Đau đầu vùng chẩm là bệnh gì, xảy ra do đâu, có những phương pháp điều trị thế nào đều đã được chúng tôi giải đáp trong bài viết này. Bạn đọc có thể tham khảo để bổ sung thêm cho mình những kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích, từ đó chủ động hơn trong việc quan sát cơ thể, thăm khám chữa bệnh kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!