Đau Đầu Sau Khi Uống Rượu Phải Làm Sao? [Tìm Hiểu Ngay]

Sau khi kết thúc những tiệc nhậu vui vẻ, đa số mọi người đều gặp phải tình trạng đau nhức đầu, có người say nặng sẽ bị mệt mỏi trong suốt ngày hôm sau. Thực tế, uống quá nhiều rượu bia dẫn tới say xỉn sẽ gây hại cho cả thận, gan cùng hệ thống thần kinh,… Vậy làm sao để hết đau đầu sau khi uống rượu? 

Tại sao rượu lại gây đau nhức đầu?

Đầu bị đau nhức sau khi uống rượu là tình trạng ai cũng từng gặp phải, nhưng vì sao lại xảy ra triệu chứng này không phải người nào cũng rõ. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, do rượu có chứa những thành phần gồm:

  • Có lẽ bạn đã biết, ethanol chính là thành phần chủ yếu trong các loại rượu hiện nay. Đây cũng là nguyên do gây ra tình trạng giãn mạch máu não, cơ thể mất nước nhanh chóng, từ đó dẫn tới những cơn đau đầu khá nặng.
  • Các chuyên gia cũng cho biết, ngoài ethanol, rượu còn chứa lượng lớn các tyramine và histamin đều sẽ tạo ra rất nhiều phản ứng mạnh mẽ tại não bộ, kích thích hệ thống thần kinh làm bạn bị đau nhức đầu dữ dội.

Ngoài đau đầu sau khi uống rượu, chúng ta thường sẽ có cảm giác rất buồn ngủ, tuy nhiên, sau giấc ngủ ban đêm, ngày hôm sau cơ thể càng mệt mỏi, uể oải, đầu đau như búa bổ, không thể tập trung làm việc.

Đau đầu sau khi uống rượu do ethanol và một số thành phần khác gây ra
Đau đầu sau khi uống rượu do ethanol và một số thành phần khác gây ra

Đau đầu sau khi uống rượu có diễn biến thế nào?

Đau đầu do rượu bia gây ra sẽ có sự thay đổi về mức độ đau, thời gian kéo dài cơn đau ở từng thời điểm khác nhau, từng cơ địa mỗi người. Tuy vậy, về cơ bản sẽ gặp những triệu chứng sau:

  • Thông thường, sau khi đã uống lượng rượu lớn, cơ thể sẽ bắt đầu tăng thân nhiệt, da có thể ửng đỏ hoặc nhợt nhạt tùy từng người. Khi này, bạn sẽ thấy cơn đau đầu xuất hiện nhanh chóng chỉ sau khoảng 30 phút uống rượu hoặc tối đa sau 3 giờ.
  • Cơn đau đầu có thể diễn ra ngắt quãng, kéo dài tới ngày hôm sau, đặc biệt khi bạn vừa ngủ dậy.
  • Bên cạnh đau đầu còn có dấu hiệu tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, liên tục khát nước, cơ bắp mỏi.

Cách chữa hết đau đầu sau khi uống rượu bạn nên biết

Khi uống rượu đau đầu nên làm gì để có thể đẩy lùi cảm giác khó chịu một cách nhanh chóng nhất? Hiện nay, có khá nhiều phương pháp được áp dụng như sau:

Giảm đau đầu khi uống rượu bằng thực phẩm

Một số loại đồ ăn có khả năng giải rượu, giảm đau đầu rất tốt. Theo đó, sau khi uống bia rượu bị đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nên dùng những thực phẩm sau đây:

  • Ăn trứng gà: Trong trứng gà có chứa taurine amino acid cùng với cysteine có khả năng hạn chế rượu hấp thu vào dạ dày, ngăn ngừa bỏng niêm mạc. Đồng thời, trứng giúp đẩy các độc tố có trong rượu ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả, nhanh chóng, qua đó cơn đau đầu sẽ giảm đi rõ rệt.
  • Chuối chín: Nếu ăn chuối chín, cơ thể chúng ta sẽ được bổ sung thêm nhiều chất điện giải sau khi bị độc tố trong rượu bia gây ra các phản ứng hóa học loại trừ. Lúc này, nồng độ cồn trong máu cũng giảm đi rõ rệt, cân bằng lại đường huyết tốt nhất.
  • Ăn đậu xanh cam thảo: Nấu một nồi cháo đậu xanh với cam thảo để ăn sau khi uống rượu bia sẽ giúp bạn giảm đau đầu buồn nôn, cảm thấy tỉnh táo, cơ thể bớt mệt mỏi hơn rõ rệt.
  • Bổ sung trái cây: Nếu bạn ăn một số loại quả như dưa hấu, quýt, cam, bưởi đều sẽ cung cấp cho cơ thể lượng nước khá lớn, hỗ trợ đào thải độc tố ra bên ngoài, làm dịu thân nhiệt, giảm các cảm giác đau đầu chóng mặt. Do vậy, nếu bị đau đầu sau khi uống rượu, bạn hãy bổ sung ngay những loại trái cây mọng nước, nhiều vitamin.
Ăn chuối giúp giảm đau tốt
Ăn chuối giúp giảm đau tốt

Uống nhiều nước

Để cơn đau đầu buồn nôn sau khi uống rượu bia có thể thuyên giảm tốt, bạn hãy uống nhiều nước, bao gồm cả nước lọc, nước ép hoa quả và trà. Cụ thể gồm:

  • Nước chanh: Khi bị say bia rượu, nước chanh luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Chanh chứa nhiều vitamin C cùng tinh dầu giúp khử cồn, giảm buồn nôn, ngăn chặn ethanol ngấm vào thành dạ dày. Do đó, cơn say sẽ dịu đi khá nhanh chóng, không còn cảm giác đau đầu, choáng váng.
  • Trà hoa atiso: Hoa atiso nổi tiếng với công dụng đào thải độc tố khỏi gan, thanh nhiệt, hoạt huyết. Vì vậy cũng được dùng khá nhiều trong việc giảm đau đầu buồn nôn do uống rượu. Bạn có thể pha một tách trà ấm với hoa để uống ngay sau khi dùng rượu bia hoặc sử dụng trà túi lọc.
  • Uống nước đậu đen: Vì sao có thể giảm đau đầu khi uống rượu bia bằng nước đậu đen? Theo quan niệm của Đông y, đậu đen là một vị thuốc có tính mát, mang hiệu quả giải độc, bổ can thận, lợi tiểu, bổ huyết rất nổi bật. Từ đó, trong các trường hợp say rượu bia hoàn toàn có thể dùng đậu đen ninh chín để lấy nước uống. Khi này, cảm giác đau đầu, nôn nao sẽ giảm đi rất tốt.
  • Nước quất: Tương tự như chanh, quất cũng được xếp vào nhóm nguyên liệu giải rượu, giảm đau đầu rất hữu ích. Lượng khoáng chất, vitamin C có trong quất khá cao, nhanh chóng làm người say bia rượu tỉnh táo hơn, giảm cảm giác đau mỏi người, cơ thể uể oải khó chịu. Khi này, triệu chứng buồn nôn, đau đầu, bụng nhộn nhạo sẽ biến mất hoàn toàn. Bạn hãy pha 3 – 4 quả quất tươi với 1 cốc nước ấm và uống hết ngay sau đó.
  • Trà gừng: Để làm dịu đi cảm giác cồn cào, khó chịu ở dạ dày, trà gừng cũng là lựa chọn rất tốt, giúp bạn tỉnh táo hơn, không còn đau đầu dữ dội. Hãy pha 1 tách trà gừng nóng, có thể thêm vào một vài lát chanh và uống ngay khi trà còn ấm.
  • Nước ép cà chua: Có thể bạn chưa biết, cà chua chứa rất nhiều đường fructose sẽ cho khả năng chuyển hóa và đào thải cồn ra bên ngoài. Đồng thời, cà chua còn bù lại những dưỡng chất bị mất trong cơ thể do cồn gây ra. Vì vậy, uống 1 cốc nước ép cà chua tươi sẽ đặc biệt có lợi.
  • Dùng nước mía: Quá trình phân giải và chuyển hóa các chất có trong rượu sẽ diễn ra nhanh chóng hơn rất nhiều nếu bạn bổ sung nước mía cho cơ thể. Nước ép mía cho khả năng giải rượu, đẩy lùi cơn buồn nôn, đau đầu, đồng thời cung cấp lượng nước và đường đáng kể để ngăn chặn hạ đường huyết.
Nước chanh giúp giải rượu, đẩy lùi đau đầu
Nước chanh giúp giải rượu, đẩy lùi đau đầu

Giải đáp uống rượu đau đầu có nên uống Panadol?

Nhiều người khi xuất hiện các cơn đau đầu do uống rượu sẽ lựa chọn sử dụng thuốc giảm đau Panadol. Nhưng liệu cách làm này có gây nguy hiểm gì không?

Theo lý giải từ các chuyên gia, thuốc Panadol giảm đau có chứa thành phần Paracetamol, thông thường sẽ giúp giảm các cơn đau đầu rất tốt nhưng với người say rượu cần cẩn trọng. Paracetamol làm gia tăng các độc tố gây hại ở trong gan. Ethanol từ rượu khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa sang Acetaldehyde nếu bạn uống quá nhiều rượu bia làm gan không kịp thanh lọc, đào thải. Khi này, gặp phải thành phần Paracetamol sẽ dễ bị kích thích khiến độc tố tăng cao, hoạt động mạnh mẽ gây ra ngộ độc gan rất nguy hiểm.

Vì vậy, với câu hỏi có nên uống Panadol giảm đau đầu sau khi dùng rượu bia không, câu trả lời chính là không. Thay vào đó, bạn hãy dùng các thực phẩm hoặc đồ uống để đảm bảo an toàn cho cơ thể.

Không nên uống Panadol để trị đau đầu khi dùng bia rượu
Không nên uống Panadol để trị đau đầu khi dùng bia rượu

Gợi ý một số bí quyết giúp giảm đau đầu khi uống rượu bia

Chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế cảm giác đau đầu, buồn nôn khi uống rượu bia với những mẹo rất hữu ích dưới đây:

  • Trước mỗi bữa nhậu, bạn hãy ăn nhẹ bằng các loại bánh hoặc ăn cơm, mì, tránh để bụng đói tới lúc uống rượu rất nhanh say và đau đầu dữ dội sau đó.
  • Khi uống rượu, nên đan xen việc nạp đồ ăn và uống thêm cả nước lọc. Không nên vừa uống rượu bia, vừa uống nước ngọt có ga càng dễ làm cơn đau đầu nặng hơn.
  • Bạn cũng có thể tham khảo sử dụng một số viên uống giải rượu, ngừa say rượu bia được bán khá phổ biến trên thị trường hiện nay.
  • Sau bữa tiệc, hãy uống nhiều nước, tránh ra gió ngay hoặc đi tắm gội sẽ dễ bị trúng gió, đột quỵ rất nguy hiểm. Tốt nhất hãy đi nghỉ ngơi sớm.

Đau đầu sau khi uống rượu bia sẽ khiến cơ thể chúng ta vô cùng mệt mỏi, hơn nữa các cơ quan nội tạng cũng chịu không ít ảnh hưởng tiêu cực. Do vậy, trong các cuộc vui, bạn không nên uống quá nhiều, hãy ăn thêm đồ ăn thay vì chỉ dùng bia rượu. Khi xuất hiện các cơn đau đầu, hãy thử áp dụng những biện pháp được chúng tôi chia sẻ ở trên. Ngoài ra, nếu cơ thể có dấu hiệu của ngộ độc rượu, cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

5/5 - (1 vote)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua