Đau Đầu Khi Ho: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Là Gì?
Đau đầu khi ho thuộc vào nhóm đau đầu không quá phổ biến nhưng có mức độ khó chịu cao, làm người bệnh mệt mỏi và có thể là nguyên do của các bệnh lý tại não bộ. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cụ thể các thông tin tới bạn đọc.
Đau đầu khi ho là bệnh gì?
Theo đánh giá từ các chuyên gia, đau đầu khi ho là thể đau đầu có nhiều sự bất thường, có thể xảy ra khi cơ thể quá căng thẳng kết hợp với các yếu tố như từ ho hay hắt hơi, khóc, cười. Hiện nay, y học đang phân chia đau đầu ho thành 2 thể gồm:
- Thể nguyên phát: Đau đầu khi ho nguyên phát được đánh giá không nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân và có thể tự thuyên giảm khi bệnh nhân chăm sóc sức khỏe tốt.
- Thể thứ phát: Là thể đau đầu ho xảy ra do những bất ổn trong hệ thống não bộ, cần phải áp dụng các biện pháp điều trị tích cực, bao gồm cả dùng thuốc và phẫu thuật khi cần thiết.
Biểu hiện nhức đầu khi ho phổ biến
Bệnh nhân có thể dựa vào một số đặc điểm dưới đây để xác định bản thân đang bị ho giật đau đầu thể nguyên phát hay thứ phát.
Thể nguyên phát:
- Người bệnh sẽ có các cơn đau đầu diễn ra khá bất ngờ sau khi ho hoặc vừa bị ho vừa đang có các căng thẳng áp lực.
- Thông thường, cảm giác đau đầu sẽ không kéo dài quá 30 phút. Có những người bị nhẹ sẽ chỉ diễn ra đau nhức trong vài phút. Nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân bị đau nhói đau dữ dội.
- Vị trí đau đầu khi ho thể nguyên phát thường nằm ở vị trí trước đầu và lan sang hai bên.
Thể thứ phát:
- Biểu hiện đau đầu khi ho của thể thứ phát sẽ diễn biến trong vài ngày, cơn đau kéo dài vô cùng khó chịu, làm ảnh hưởng tới cả giấc ngủ của bệnh nhân.
- Người bệnh còn có thêm tình trạng chóng mặt buồn nôn, phần cánh tay và một bên mặt có thể bị tê bì.
- Dễ xảy ra tình trạng ngất xỉu.
Vì sao bị đau đầu khi ho?
Để điều trị thật hiệu quả và nhanh chóng, việc xác định được nguyên do gây đau đầu khi ho rất cần thiết. Đối với thể đau đầu này, nguồn cơn khởi phát được xác định là:
Đau đầu ho thể nguyên phát:
Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể nhất của thể đau đầu khi ho nguyên phát. Tuy nhiên, có thể xác định được yếu tố làm gia tăng khả năng xuất hiện đau đầu ho đó là các căng thẳng, áp lực chèn ép trên đầu.
Đau đầu và ho thứ phát:
Đối với tình trạng đau đầu khi ho thứ phát, nguyên nhân được xác định chủ yếu là do não xảy ra các vấn đề nghiêm trọng, bao gồm cả tủy sống, hộp sọ và cấu trúc não bộ bên trong. Cụ thể có những trường hợp bệnh nhân như sau:
- Cấu trúc của hộp sọ xảy ra các khiếm khuyết bẩm sinh.
- Tiểu não có bất thường, có thể là dị tật Chiari gây ra đau đầu khi ho, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt.
- Bị phình động mạch não gây cản trở quá trình máu và oxy chuyển tới não bộ.
- Não xuất hiện khối u.
- Dịch não tủy rò rỉ nguyên phát.
Ngoài ra, cũng có một số yếu tố có thể tác động làm gia tăng khả năng xuất hiện của các cơn đau đầu khi ho. Chủ yếu là về tuổi tác, theo ghi nhận, những người từ sau tuổi 40 trở đi dễ bị hơn và nam giới nhiều hơn nữ giới.
Kỹ thuật chẩn đoán được áp dụng
Khi có các dấu hiệu đau đầu ho bất thường, bệnh nhân nên đi thăm khám sớm. Hiện nay, các cơ sở y tế sẽ có quy trình thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng cho bệnh nhân. Ngoài việc tìm hiểu về các biểu hiện, tần suất, mức độ của đau đầu mỗi khi ho, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm gồm:
- Chụp cắt lớp CT: Xác định các bất thường trong não bộ, tìm ra nguyên nhân dẫn tới đau đầu cũng như phân biệt đau đầu khi ho với các thể bệnh khác.
- Chụp MRI: Nhằm đưa ra hình ảnh chi tiết hơn trong não bộ, qua đó có thể nhận biết được những khác thường trong cấu trúc đầu ở những vị trí khó quan sát nếu chụp bằng CT.
Đau đầu khi ho được điều trị như thế nào?
Các bệnh nhân khi tìm hiểu về đau đầu ho đều rất quan tâm cách điều trị bệnh hiệu quả nhất là gì. Theo đó, phương pháp chữa cần phải tùy thuộc vào mức độ bệnh lý của từng người, có thể chỉ cần thay đổi các thói quen sống, cũng có thể bắt buộc dùng thuốc và thực hiện phẫu thuật sớm.
Cách điều trị đau đầu khi ho của Tây y
Đau đầu ho buồn nôn khi chữa trị bằng Tây y sẽ cần dùng khá nhiều loại thuốc khác nhau để có thể kiểm soát tốt các triệu chứng, đẩy lùi bệnh lý. Bệnh nhân sau khi thăm khám sẽ được kê đơn cụ thể với liều lượng và nồng độ phù hợp. Tránh việc tự mua thuốc về chữa tại nhà sẽ dễ làm bệnh chuyển nặng hơn, tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ rất nguy hiểm.
Khi bị đau đầu ho, bệnh nhân thường được dùng những loại thuốc sau:
- Nhóm thuốc giúp làm giãn mạch, hạ huyết áp về mức cân bằng: Thường là nhóm Propranolol với thuốc Innopran, Inderal XL.
- Nhóm thuốc có khả năng chống viêm: Indomethacin gồm Tivorbex và Indocin.
- Nhóm thuốc giảm cơn đau: Naproxen với Naprosyn, Naprelan, nhóm Ergonovine. Ngoài ra còn có thể dùng cả thuốc Phenelzine và Dihydroergotamine tiêm ở vị trí của tĩnh mạch.
- Thuốc cho tác dụng lợi tiểu: Acetazolamide được sử dụng với mục đích hạn chế các áp lực ở hộp sọ cũng như giảm dịch tủy sống.
Trong trường hợp sử dụng thuốc không đạt kết quả như mong đợi, bệnh nhân có thể cần phải thực hiện phẫu thuật chọc dò tủy sống, Theo đó, lượng tủy sống và dịch não sẽ được hút bớt ra ngoài để giảm tải áp lực hộp sọ, khi này, cơn đau đầu cũng sẽ được loại bỏ.
Bài thuốc Đông y
Đông y là giải pháp điều trị khá an toàn, cho kết quả tốt nhờ và các dược liệu nổi bật trong thiên nhiên. Thuốc dùng được cho nhiều đối tượng bệnh nhân, hiệu quả lâu dài và còn giúp cải thiện tuần hoàn, bồi bồi sức khỏe rất đáng kể.
Bệnh nhân có thể dùng những bài thuốc trị đau đầu khi ho của Đông y như sau:
Bài thuốc 1:
- Dược liệu: Nam dương sâm, bạch dược, xa tiền thảo, sâm đại hành, rễ chanh, bạch mao căn, cam thảo, thủy ngọc.
- Cách dùng: Bài thuốc sắc mỗi ngày 1 thang, mỗi thang với 1 lít nước. Phần nước thuốc khi cạn còn ⅓ sẽ chắt ra chia thành 2 bữa. Uống đều đặn trong khoảng 2 tuần.
Bài thuốc 2:
- Dược liệu: Cam thảo, hoa ngũ sắc, ké đầu ngừa, cam thảo, kim ngân hoa.
- Cách dùng: Bệnh nhân sắc thuốc với 6 bát nước, đợi còn 1 bát sẽ dùng theo 2 bữa trong ngày.
Mẹo cải thiện bệnh của dân gian
Đau đầu khi ho có thể cải thiện bằng một số mẹo của dân gian nếu ở thể nhẹ, không xuất hiện thường xuyên và cơn đau không có thêm các triệu chứng bất thường khác. Bạn có thể áp dụng những cách sau:
- Trà gừng: Một cốc trà gừng ấm sẽ giúp giảm cơn đau đầu, giảm ho, làm ấm bụng, tạo sự thư giãn cho tinh thần rất tốt. Bệnh nhân hãy pha một cốc nước nóng với vài lát gừng tươi, cũng có thể dùng trà pha sẵn để uống ngay khi còn ấm.
- Xông hơi: Chuẩn bị lá bưởi, hương nhu, lá chanh, lá sả, rửa sạch rồi cho vào nồi nấu sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó bạn xông hơi cho tới khi nước đã nguội hoàn toàn. Các tinh dầu từ nước bốc lên sẽ đẩy lùi cơn đau đầu nhanh chóng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon giấc hơn.
- Nước chanh mật ong ấm: Đau đầu khi ho có thể giảm bớt bằng một cốc nước chanh pha mật ong. Đây đều là nguyên liệu có khả năng kháng viêm, giảm đau rất tốt, cả ho và đau đầu đều có thể dịu đi đáng kể.
Biện pháp ngăn ngừa đau đầu khi ho hiệu quả
Đau đầu khi ho dù không xảy ra phổ biến như các thể đau đầu khác nhưng vẫn nên có các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa ngay từ đầu. Hiện nay, các bác sĩ có một số lời khuyên khá hữu ích giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe như sau:
- Có chế độ ăn uống phù hợp, cân bằng dưỡng chất, bổ sung nhiều rau củ thịt có lợi, các thực phẩm nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa,….
- Tránh các món ăn dầu mỡ nhiều, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, các loại thức uống có chứa nhiều đường, nước có ga, cà phê, bia, rượu.
- Nên điều trị dứt điểm các bệnh lý tai mũi họng, bệnh liên quan tới não bộ.
- Ngủ nghỉ đúng giờ, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe tổng thể.
Qua bài viết đau đầu khi ho này, bạn đọc đã có được thêm những thông tin hữu ích để từ đó dễ dàng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng phải đi thăm khám kịp thời, thực hiện đúng chỉ dẫn điều trị của các bác sĩ khi cơ thể có các biểu hiện bất thường.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!